Mỗi ký hiệu ống thép mạ kẽm lại biểu thị một ý nghĩa riêng. Chúng giúp chủ dự án, thợ kỹ thuật xác định và mua được loại ống thép phù hợp. Chúng có thể là ký hiệu thể hiện thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn, các tính chất hóa học và cơ học,… Dù vậy, vì có khá nhiều ký hiệu nên ta thường bị nhầm lẫn. Để giúp mọi người nắm được những ký hiệu này, Ống Thép Hòa Phát xin cung cấp các thông tin dưới đây.
Về cơ bản, ống thép mạ kẽm hiện đang có khoảng 20 ký hiệu thông dụng. Tùy vào thương hiệu sản xuất, chúng thường được in trực tiếp trên thân ống. Như đã nói, những ký hiệu này biểu thị đường kính, độ dày, chiều dài, tiêu chuẩn sản xuất,…. Để mọi người dễ dàng hình dung, chúng tôi chia chúng thành 3 nhóm, bao gồm:
Nhóm thể hiện kích thước ống thép mạ kẽm
DN (mm) – Đường kính danh nghĩa
Đường kính danh nghĩa DN là viết tắt của từ Diametre Nominal hay Nominal Diameter. Nó được hiểu là kích thước ống định danh hay đường kính trong gần đúng của ống được đo bằng milimet.
Ký hiệu DN không thể hiện đường kính chính xác của ống. Kích thước thực tế sẽ có chênh lệch một chút. Đây chỉ là con số xấp xỉ để thợ kỹ thuật dễ dàng lựa chọn và sử dụng ống trong các hệ thống. Để xác định DN, ta có thể áp dụng công thức:
> Đường kính trong = Đường kính ngoài – (Độ dày thành x 2)
NPS – Đường kính ngoài danh nghĩa
NPS (hoặc NS) là viết tắt của Nominal Pipe Size, là hệ thống ký hiệu kích thước ống tiêu chuẩn Bắc Mỹ, có đơn vị đo là inch (“). Đây không phải đường kính ngoài chính xác của ống. và cũng giống như đường kính trong danh nghĩa (DN), đây chỉ là kích thước xấp xỉ của của ống. Sử dụng để để ta dễ dàng lựa chọn được ống cho hệ thống của mình.
Ví dụ: Khi nói ống thép mạ kẽm 1 NPS. điều này có nghĩa là ống tròn tráng kẽm đó có đường kính ngoài là 1.315 inch.
Phi (Φ) – Đường kính ngoài của ống
Phi cũng tương tự như NPS, Nó là thông số chỉ đường kính ngoài của ống thép. Điểm khác biệt lớn ở đây, chính là phi dùng đơn vị là milimet chứ không phải inch. Thêm nữa, tùy vào tiêu chuẩn sản xuất, ống sẽ có đường kính ngoài thực tế khác nhau. Và phi chỉ là đường kính ngoài gần đúng mà thôi.
Cụ thể: Nếu ống được sản xuất theo tiêu chuẩn ASME, DN15 sẽ có đường kính ngoài OD = 21.34 mm. Nhưng khi mua ống hay trao đổi về hệ thống của mình, người ta thường làm tròn và gọi nó là ống thép phi 21.
SCH – Độ dày thành ống
Đây là cách viết tắt của từ Schedule – dùng để xác định độ dày của thành ống. Chỉ số này càng nhỏ, nghĩa là thành ống càng mỏng và ngược lại số càng lớn, thành ống càng dày. Độ dày này cũng được phân theo cấp độ thứ tự từ mỏng đến dày như: SCH5, SCH10, SCH20, SCH30, SCH40, SCH60, SCH80, SCH120, SCH160,…
Inch (“) – Đơn vị đo theo hệ thống đo lường Mỹ
Inch đôi khi được viết tắt là (in) hoặc dấu nháy kép (“). Ta dễ dàng bắt gặp các chỉ số này trên thân ống thép như: 1/2″, 2″, 3/4″, 3”,…. Để dễ dàng sử dụng hơn, người ta đổi inch về mm hoặc ngược lạ (tùy vào từng hệ thống). Bạn có thể đổi các số liệu thu được qua các quy ước sau:
- 1 inch = 25,4 mm
- 1 mm = 0,03937 inch
- 1 foot = 12 inches
- 1 yard = 3 feet = 36 inches
Nhóm thể hiện tiêu chuẩn sản xuất ống thép mạ kẽm
Ống thép mạ kẽm được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Mỗi tiêu chuẩn sẽ có những kí hiệu và tên gọi riêng. Các tiêu chuẩn phổ biến hiện nay phải kể tới:
ASTM – Tiêu chuẩn Hoa Kỳ
ASTM là từ viết tắt của American Society for Testing and Materials (Hiệp Hội Vật Liệu Và Thử Nghiệm Hoa Kỳ). Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu cụ thể trong quá trình sản xuất ống thép mạ kẽm. Có thể kể tới như những yêu cầu về: nhiệt độ, hóa chất, các thông số kỹ thuật, độ dày tối thiểu của lớp mạ,…. Cùng với đó là các phương pháp đánh giá và kiểm tra chất lượng của ống mạ kẽm trước khi đưa ra thị trường.
JIS – Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản
Tiêu chuẩn JIS viết tắt từJapanese Industrial Standards. Tiêu chuẩn này quy định về thành phần hóa học, tính chất cơ lý, dung sai kích thước và độ dày của lớp mạ kẽm. Những ống thép sản xuất theo tiêu chuẩn này thường có chất lượng cao, bền đẹp và ít bị ăn mòn.
BS – Tiêu chuẩn Anh
BS là từ viết tắt của British Standard. Nó xác định các yêu cầu cụ thể khi sản xuất ống tôn mạ kẽm. bao gồm: chất lượng các thành phần (hàm lượng cacbon, hợp kim, các chất háo học khác), kích thước và độ dày, phương pháp mạ, độ bền/ độ dẻo/ độ bám dính của lớp mạ kẽm.
Hiện nay Ống Thép Hòa Phát cũng đang cung cấp ống mạ kẽm Hòa Phát theo các tiêu chuẩn ASTM, JIS,… Không chỉ thế, chúng tôi đảm bảo mức gái của chúng tôi luôn cạnh tranh nhất. Nếu có nhu cầu hay cần tư vấn, gọi ngay Hotline: 0932 059 176.
Nhóm ký hiệu về kỹ thuật của ống thép mạ kẽm
Nhóm ký hiệu này giúp người mua hiểu được các thành phần cùng các đặc tính, kích thước, khối lượng của ống mạ kẽm nói riêng và của thép ống nói chung. Chúng có thể được in trên thân ống hoặc trên mác thép kèm theo mỗi bó ống.
Về thành phần hóa học
Trước nay ta đều biết sắt (Fe) là thành phần chính có trong thép ống. Tuy nhiên, vẫn còn một vài thành phần khác như: Phốt pho (P), lưu huỳnh (S), carbon (C). Trong bảng tiêu chuẩn chúng sẽ là:
- Pmax: Hàm lượng phốt pho tối đa
- Smax: Hàm lượng lưu huỳnh tối đa
- Cmax: Hàm lượng cacbon tối đa
Về kích thước thép ống mạ kẽm
- D: Đường kính ngoài của ống thép (mm);
- T: Chiều dày của ống thép (mm);
- L: Chiều dài của ống thép (mm);
- A: Tỷ trọng vật liệu thành phần của ống;
- M: Khối lượng trên đơn vị chiều dài của ống thép (kg/m)
Về tính chất cơ học
- ReH: Giới hạn bền chảy (MPa). Đây là giá trị áp suất tối đa mà ống mạ kẽm có thể chịu được trước khi bị biến dạng vĩnh viễn.
- Rm: Giới hạn bền kéo (MPa). Đây là giá trị ứng suất tối đa mà ống tròn mạ kẽm có thể chịu được trước khi bị đứt.
- A: Độ giãn dài của ống thép (tính bằng % so với độ dài ban đầu). Ký hiệu này còn được biết đến là độ giãn dài tương đối. Nó giúp đánh giá khả năng biến dạng dẻo của ống.
- S: Ứng suất được sinh ra khi thử thủy lực (MPa).
- P: Hằng số thử nén. Hằng số này đánh giá khả năng chịu tải của thép ống.
Trên đây là những ký hiệu ống thép mạ kẽm dễ bắt gặp nhất. Ống Thép Hòa Phát hy vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích với mọi người. Nếu cần được hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0932 059 176